banner2

Tuổi thọ của người bệnh parkinson , bạn cần quan tâm

Bạn cần dành thời gian để quan tâm khi mắc bệnh Parkinson

?Nếu trước đây, người bệnh Parkinson nặng thường chỉ sống được 7 – 8 năm thì ngày nay con số này đã kéo dài lên đến 20- 40 năm. Tuy nhiên, để đạt được mức tuổi thọ này, người bệnh Parkinson ngoài việc tích cực điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ, cũng cần phải lưu ý thêm về một số vấn đề được đề cập trong bài viết sau đây.
Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển do sự thiếu hụt nồng độ dopamin trong não bộ. Mặc dù bệnh Parkinson không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại gián tiếp gây ra nhiều biến chứng làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

?Những nguyên nhân có thể gây tử vong ở người bệnh Parkinson
Đa phần người bệnh Parkinson sẽ lần lượt trải qua 5 giai đoạn với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Nhưng có một số người tiến triển của bệnh nhanh hơn đến luôn giai đoạn cuối. Thông thường, số năm để chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn kia là từ 1 đến vài năm.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh Parkinson có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là biến chứng khó nuốt. Khi các cơ cứng lại, hành động nuốt khó khăn khiến thức ăn hoặc nước uống đi vào đường hô hấp, dẫn tới viêm phổi hoặc ngừng thở ngay lập tức. Vì vậy, người bệnh Parkinson thường được khuyến cáo ăn từng ít một, ăn đồ mềm, lỏng dễ tiêu để tránh bị sặc.
Suy kiệt cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người Parkinson. Bởi ở giai đoạn cuối, ngoài biến chứng nuốt khó thì hoạt động của hệ tiêu hóa cũng gặp nhiều khó khăn. Nhu động ruột giảm, hấp thu thức ăn giảm, người bệnh kén ăn, ăn không ngon miệng lâu ngày gây thiếu hụt một lượng lớn chất dinh dưỡng. Té ngã và chấn thương cũng có thể dẫn tới tử vong nhưng hiếm gặp hơn.
?Những yếu tố ảnh hưởng làm giảm tuổi thọ của người Parkinson
Ước nguyện được sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của một người. Nhưng với người bệnh Parkinson, họ đôi khi buông bỏ ý chí này. Bởi việc điều trị dai dẳng, cộng thêm việc đối mặt với những biến chứng, cảm thấy mình là người vô dụng khiến họ mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm suy giảm trí nhớ, gây ảo giác, hoang tưởng cho người bệnh.


Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các môi trường hóa chất độc hại cũng làm gia tăng mức dộ nghiêm trọng của bệnh. Ví dụ ở những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hóa chất, rác thải của các nhà máy, thuốc trừ sâu, các thành phố lớn, dư tồn thuốc hóa chất bảo vệ trong thực phẩm… cũng là những yếu tố gây ức chế nồng độ dopamine trong não bộ, kích thích sản sinh ra nhiều gốc tự do có hại cho cơ thể. Từ đó làm giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson.
?Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson trở nặng
Ở giai đoạn 1,2 và 3 hầu hết các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ xuất hiện lần lượt một bên cơ thể, sau đó ảnh hưởng tới bên còn lại. Giai đoạn này, ngoài triệu chứng run tay chân khá điển hình, thì khả năng đi lại, giữ thăng bằng khi đứng sẽ bắt đầu khó khăn. Những triệu chứng này gây không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động thể chất, mà ngay cả việc đi lại, đứng yên cũng cần có người giúp đỡ.
Càng về giai đoạn 4,5 các rối loạn vận động tiến triển nặng hơn. Bạn dễ bị té ngã, rung lắc toàn thân, đặc biệt là các triệu chứng thuộc chi dưới. Khi đó việc đi lại sẽ rất khó khăn, thậm chí bạn buộc phải ngồi một chỗ hoặc dùng xe lăn để di chuyển. Hầu hết các công việc cá nhân sẽ nhờ vào người nhà hoặc nhân viên ý tế. Tinh thần của người bệnh cũng có nhiều biến đổi, đa phần họ kém minh mẫn, trí nhớ kèm, dễ bị trầm cảm, ảo giác và hoang tưởng.
Thuốc điều trị bắt đầu mất tác dụng hoặc có tác dụng nhưng rất ít. Việc tăng liều thuốc hoặc phối hợp thêm nhiều các loại thuốc khác nhau để làm giảm triệu chứng sẽ khiến cho cơ thể mỏi mệt và nguy cơ cao đối diện với nhiều tác dụng phụ.

?Làm cách nào để giúp người bệnh Parkinson sống thọ hơn?
Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi một cách triệt để, song bạn vẫn có thể kiểm soát được các triệu chứng và chung sống hòa bình với chúng trong khoảng vài chục năm. Nếu bạn muốn sống lâu hơn với bệnh Parkinson, hãy chú ý thay đổi những thói quen không tốt của của mình ngay từ bây giờ.
? Tích cực tìm hiểu tất cả các thông tin về tình trạng bệnh lý của mình: Hãy tìm hiểu tất cả những thông tin các bạn có thể biết về bệnh của bạn. Sự hiểu biết về bệnh là vũ khí tốt nhất để để có thể giúp bạn đạt chiến thắng trong cuộc chiến đấu với căn bệnh Parkinson.
? Sử dụng Thuốc tây ở liều thấp nhất có thể, hạn chế tăng liều thuốc tây để tránh các tác dụng phụ. Trong quá trình điều trị bạn không nên tự ý ý bỏ thuốc hoặc tăng liều sử dụng khi không có sự chỉ định, của dược sỹ hoặc bác sỹ. Ngoài Thuốc tây bạn nên sử dụng các bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh parkinson để hạn chế các biến chứng, và hạn chế bệnh tiến triển nặng lên .
? Thay đổi lối sống: Hãy tích cực tham gia vào tất cả những hoạt động ngoài trời mà bạn thích như du lịch, tham gia các câu lạc bộ thể thao, khiêu vũ, hoạt động ngoài trời … để tăng tiếp xúc với cộng đồng và cảm thấy có ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, việc tập luyện một số các bài tập nhẹ nhàng như: ngồi thiền, đi bộ, Yoga…là cách tuyệt cũng bạn giúp cải thiện những triệu chứng như co cứng cơ, run tay, hay quên …
?Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega( Cá, quả óc chó.. )  chất chống oxy hóa như hạt điều, hạnh nhân, cà rốt, dâu tây, mận… để giúp tăng cường bảo vệ não bộ.
Và bạn cũng đừng quên bỏ qua những lời khuyên trong các bài viết trên để giúp kiểm soát Parkinson hiệu quả, làm chậm tiến triển của bệnh, nâng cao tuổi thọ cho mình
☎️ Bạn quan tâm đến sức khỏe vui lòng liên hệ Lương Y , DSĐH Phạm Thị Huyền  0961.984.966 để được tư vấn kỹ hơn

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

Th2

2024

17

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

17/02/2024

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt […]

Đọc thêm
THẢO DƯỢC CÂU ĐẰNG KHI SẮC UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN CÓ THỰC SỰ MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG BỆNH PARKINSON

Th1

2024

21

THẢO DƯỢC CÂU ĐẰNG KHI SẮC UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN CÓ THỰC SỰ MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG BỆNH PARKINSON

21/01/2024

Thảo dược Câu Đằng khi sắc uống theo phương pháp dân gian có thực sự mang lại hiệu quả trong bệnh parkinson Mọi người thường mách nhỏ nhau mua dược liệu khô Câu đằng về đun sắc uống chữa bệnh run tay chân.,  có thể dùng 6 – 15g Câu đằng dạng thuốc sắc uống hàng […]

Đọc thêm
LỢI ÍCH CỦA HOẠT CHẤT DOPAMIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

Th1

2024

21

LỢI ÍCH CỦA HOẠT CHẤT DOPAMIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

21/01/2024

Khi dùng các hoạt chất của Dopamin( Levodopa, madopar..) điều trị bệnh Parkinson để đạt tối đa tác dụng của thuốc tây cao bệnh nhân nên chú ý ăn uông khoa học Protein “cạnh tranh” hấp thu, gây cản trở hoạt động của các thuốc chứa levodopa. Protein có trong thịt, cá, trứng, pho mát, […]

Đọc thêm
14 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH PARKINSON KHOA HỌC NHẤT

Th1

2024

21

14 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH PARKINSON KHOA HỌC NHẤT

21/01/2024

Với mỗi một căn bệnh khác nhau, chúng ta đều cần có một chế độ ăn kiêng hợp lý và khoa học. Và những người bị bệnh Parkinson cũng vậy. Để có thể chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn chúng ta cần có một chế độ ăn kiêng hợp lý để tăng hiệu quả […]

Đọc thêm