banner2

Ngăn chặn tàn tật do bệnh parkinson

Ngăn chặn tàn tật do bệnh Parkinson

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đã có dấu hiệu nặng dần mặc dù thường xuyên được khám định kỳ và dùng thuốc tây điều trị, đây là một thực tế mà bệnh nhân nào cũng gặp phải

Điều đáng lưu ý, Parkinson không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng gây cản trở lớn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần. Nếu không được điều trị đúng đắn kịp thời, sau từ 5-7 năm sẽ có nguy cơ bị tàn phế. Bệnh Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi, chỉ 10% trường hợp khởi phát tuổi dưới 40. Tỷ lệ phát hiện bệnh này ở người trẻ ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay.

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson, khoảng 5-10% ca có yếu tố di truyền, có sự tương tác giữa di truyền và điều kiện môi trường đặc biệt gây ra bệnh nhưng chưa được chứng minh cụ thể. Bệnh cũng gia tăng ở nhóm có tiền sử gia đình bị bệnh Parkinson hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu.

Bệnh parkinson khởi phát như thế nào 

Giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mềm mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước. Dần dần, bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi. Khe mi có vẻ rộng ra tạo cảm giác người bệnh luôn nhìn “chăm chú”.

Nếu gõ vào gốc mũi, người bệnh mất khả năng ức chế nháy mắt gây hiện tượng rung giật mi mắt. Khi bệnh biểu hiện rõ có các triệu chứng: Run khi nghỉ, xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ. Dấu hiệu này biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có đặc điểm đều đặn, bốn chu kỳ/giây. Run thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “vê thuốc lào hoặc đếm tiền”. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

Giảm động, là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở bệnh nhân Parkinson. Các động tác khởi đầu chậm chạp. Tốc độ thực hiện các động tác chậm và giảm biên độ của các động tác làm động tác trở nên nghèo nàn. Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên. Giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: Dáng đi, nét mặt, lời nói.

Tăng trương lực cơ ngoại tháp gây ra hiện tượng “cứng kiểu ống chì hay uốn sáp”. Khi vận động thụ động, dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: Khi làm động tác duỗi, thầy thuốc cảm nhận hiện tượng duỗi xảy ra từng nấc chứ không liên tục. Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng người hơi gấp về phía trước. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay.

Giai đoạn sau, đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép, chi dưới gấp ít hơn. Phản xạ điều chỉnh tư thế giảm nên bệnh nhân dễ bị ngã “như cây chuối đổ” khi bị đẩy nhẹ từ trước ra sau. Ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu “đông cứng”. Mỗi lần bắt đầu ngồi dậy, hoặc đi, người bệnh rất khó cử động.

Hiện tượng này có thể xuất hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày như nói, viết làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Ngã là hậu quả của sự rối loạn thăng bằng và điều phối các cơ trục thân thể, rối loạn phản xạ tư thế. Hậu quả của ngã có thể làm gãy xương khiến bệnh nhân liệt giường.

Bệnh parkinson có chẩn đoán sớm được bằng cận lâm sàng hay không 

Bệnh Parkinson rất khó phát hiện trên các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh mà chủ yếu bằng cách khám lâm sàng qua các triệu chứng của bệnh nhân. Do đó, bệnh sẽ rất dễ bị bỏ qua hoặc ít được phát hiện sớm nếu bệnh nhân không được khám tại các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính, cho đến nay y học hiện đại chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh này. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và điều quan trọng bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ.

Nguyên tắc điều trị là một quá trình chăm sóc tinh tế, cần có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc và hợp tác chặt chẽ của người bệnh. Việc chọn thuốc không những phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng bệnh nhân mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh nên không có phác đồ chung cho tất cả mọi bệnh nhân.

Các biện pháp tập luyện giúp bệnh nhân phục hồi 

Các biện pháp phục hồi chức năng cần được thực hiện song hành với điều trị thuốc để khắc phục những tàn tật do bệnh gây nên. Mục đích của vật lý trị liệu là làm giảm tính co cứng và tập luyện các cử động nhịp nhàng và điều hợp để duy trì sự hoạt động thể chất, từ đó tạo ảnh hưởng tốt đối với tâm lý của người bệnh.

Những phương thức vật lý trị liệu thường dùng có rất nhiều và cần được kết hợp với nhau mới đem lại kết quả. Các cử động thụ động, nhịp nhàng và đầy đủ tầm độ ở tất cả các khớp của cơ thể và sự nâng đỡ toàn thân bằng kỹ thuật treo là những phương pháp có hiệu quả để tạo thư giãn toàn thân. Bệnh nhân cần tập cử động chủ động có trợ giúp, tự do hay đề kháng theo điệu nhạc hay nhịp đếm để cố gắng tạo tính tự động cho cử động tự ý.

Tập luyện tư thế tốt như ngồi trên ghế, bò, quỳ. Tập luyện dáng đi với bước dài và tay đong đưa cầm bóng, bắt bóng, hoặc có thể nặn đất, xếp hình…để tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu. Lưu ý trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu. Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của kỹ thuật viên, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.

Kêt hợp đông y và tây y trong điều trị bệnh cho bệnh nhân parkinson

Tây y là phương pháp hàng đầu hạn chế được nhanh các biểu hiện khó chịu cho bệnh nhân parkinson, tuy nhiên việc phải dùng thuốc tây liều cao kéo dài không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bởi tác dụng phụ mà nó gây ra rất lớn. Trong những năm gần đây bệnh nhân Parkinson đã được rất nhiều các bác sỹ khuyên dùng phối kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền để cho sức khỏe tốt nhất. Và chính nhờ các phương pháp y học cổ truyền đã giúp cho hàng triệu bệnh nhân ổn định được bệnh và có sức khỏe dẻo dai bền vững. Cuộc sống của người bệnh parkinson đã được cải thiện rõ rệt,  không còn lo lắng buồn phiền về bệnh

Dựa trên lý luận của đông y,  Parkinson là do khí huyết hư, can uất đàm nhiệt. Mà Can chủ huyết , nếu huyết hư lâu ngày gây tổn hại đến gan. Chức năng gan liên quan đến tình chí là cáu giận, nếu cáu giận quá mức làm ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của gan gây uất trệ khí cơ mà sinh ra đàm, đàm sinh nhiệt, nhiệt thịnh lên hóa phong từ đó mà gây nên chứng run, cứng

Vậy giữ vững nguyên tắc điều trị bệnh muốn hết run , cứng thì phải khai uất , dưỡng huyết, hóa đầ thông lạc, tư thân nhu can, hoạt huyết tức phong.

Sản phẩm Khang Não Cơ PKH ra đời  ứng dụng từ Bài thuốc “Thiên Ma Câu Đằng ẩm gia giảm”  đã giải quyết được các vấn đề nếu trên , giúp bệnh nhân parkinson sớm có được sức khỏe dẻo dai, bền vững

Liên hệ chuyên gia , DSĐH  : Phạm Thị Huyền  0961984966 để được tư vấn kỹ hơn về bệnh và về sản phẩm 

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

Th2

2024

17

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

17/02/2024

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt […]

Đọc thêm
THẢO DƯỢC CÂU ĐẰNG KHI SẮC UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN CÓ THỰC SỰ MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG BỆNH PARKINSON

Th1

2024

21

THẢO DƯỢC CÂU ĐẰNG KHI SẮC UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN CÓ THỰC SỰ MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG BỆNH PARKINSON

21/01/2024

Thảo dược Câu Đằng khi sắc uống theo phương pháp dân gian có thực sự mang lại hiệu quả trong bệnh parkinson Mọi người thường mách nhỏ nhau mua dược liệu khô Câu đằng về đun sắc uống chữa bệnh run tay chân.,  có thể dùng 6 – 15g Câu đằng dạng thuốc sắc uống hàng […]

Đọc thêm
LỢI ÍCH CỦA HOẠT CHẤT DOPAMIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

Th1

2024

21

LỢI ÍCH CỦA HOẠT CHẤT DOPAMIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

21/01/2024

Khi dùng các hoạt chất của Dopamin( Levodopa, madopar..) điều trị bệnh Parkinson để đạt tối đa tác dụng của thuốc tây cao bệnh nhân nên chú ý ăn uông khoa học Protein “cạnh tranh” hấp thu, gây cản trở hoạt động của các thuốc chứa levodopa. Protein có trong thịt, cá, trứng, pho mát, […]

Đọc thêm
14 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH PARKINSON KHOA HỌC NHẤT

Th1

2024

21

14 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH PARKINSON KHOA HỌC NHẤT

21/01/2024

Với mỗi một căn bệnh khác nhau, chúng ta đều cần có một chế độ ăn kiêng hợp lý và khoa học. Và những người bị bệnh Parkinson cũng vậy. Để có thể chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn chúng ta cần có một chế độ ăn kiêng hợp lý để tăng hiệu quả […]

Đọc thêm