banner2

Dược sỹ Phạm Huyền trả lời câu hỏi của bệnh nhân Hen Suyễn từ nhỏ

Câu hỏi của bệnh nhân:

Tôi năm nay 29 tuổi , tôi bị hen phế quản từ nhỏ ,khi tôi còn học lớp 1 tôi vẫn còn nhớ nhừng lần lên cơn khó thở thật đáng sợ, những lần bị như vậy bố mẹ tôi thường cho tôi đi bệnh viện tiêm chích, rồi thở khi dung, rồi cơn hen cũng hết.  Sau lớn lên khi tôi 16 tuổi cơn hen dường như không còn xuất hiện nữa sức khỏe rất tốt tôi cứ nghĩ mình đã khỏi hoàn toàn nhưng khi tôi lây chồng và sinh em bé được 1 tháng thì cơn hen lại tự nhiên xuất hiện ho kéo dài rồi khó thở phải sử dụng cả thuốc uống cắt cơn, phun khí dung rồi xịt hen mới giúp tôi cắt cơn được. Vậy xin bác sĩ cho biết bệnh hen phế quản này có chữa khỏi được không? Và bằng phương pháp nào? Tôi xin cảm ơn ( Lê Quỳnh Trang- TP Vinh – Nghệ An)

Trả lời

Chào chị Quỳnh Trang

Với câu hỏi “Bệnh hen suyễn có chữa được không?” thì tôi có thể trả lời  với chị bệnh hen suyễn co thể chữa khỏi hoàn toàn được nếu chị điều trị đúng phương pháp ( và tùy theo cơ địa mỗi người nên việc điều trị thời gian nhanh hoặc lâu)  .  Hen suyễn là một bệnh dị ứng mạn tính, Phương pháp điều trị theo tây y chỉ là hình thức chữa vào ngọn như cắt cơn hen bằng thuốc giãn phế quản( sabu.tamol) hoặc thuốc chống dị ứng (cor ticoid). Muốn trị hen có hiệu quả cao thì phương pháp trị theo đông y là tối ưu nhất với cơ chế trị vào nguyên nhân sinh ra bệnh do đó mà cơ thể sẽ được cân bằng phản ứng dị ứng không còn nữa cơn hen không còn xuất hiện. Phương pháp trị bệnh hen suyễn bằng đông y là biện pháp tôi khuyên chị nên dùng.

Còn chị có nói hồi nhỏ chị bị hen, sau lớn lên 16 tuổi chị hết hen, cũng có nguyên nhân ở đây là. Khi nhỏ , sức đề kháng yếu,chức năng hô hấp chưa hoàn thiện nên khả năng bị dị ứng và hen rât nhiều, Nhưng khi chị lớn lên sức đề kháng của chị tốt, hô hấp đã hoàn thiện các yếu tố nguy cơ không thể thắng được sức đề kháng của chị do đó cơn hen không xuất hiện, Sau  khi chị sinh em bé sức khỏe của người mẹ bị yếu đi rất nhiều, sức đề kháng suy giảm nên chị sẽ bị tấn công bởi tất cả các yếu tố nguy cơ: vi khuẩn, viruts, khói bụi, thơi tiêt…cơn hen xuất hiện trở lại.

Tuy hen suyễn là bệnh thường gặp và có thể kiểm soát được nhưng nếu xem nhẹ bệnh, không điều trị đúng phương pháp có thể gây biến chứng xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Một số biến chứng thường gặp của bệnh hen suyễn:

  • Xẹp phổi
  • Khí phế thũng
  • Tâm phế mãn tính
  • Tràn khí màng phổi
  • Suy hô hấp
  • Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

Để tránh những ảnh hưởng không mong muốn này, bệnh nhân và gia đình nên lưu ý những điều sau đây:

Tránh các yếu tố nguy cơ

  • Thuốc lá: Tuyệt đối cha mẹ không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ.
  • Bụi nhà, nấm mốc: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, phòng ngủ, hạn chế mức độ ẩm thấp trong nhà, lau dọn những khu vực dễ ẩm thấp, thường xuyên giặt chăn, màn, ga, gối bằng nước nóng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Lông thú nuôi: Cần cho bệnh nhân hen suyễn tránh tiếp xúc với thú nuôi như chó, mèo, chim…
  • Phấn hoa: Tránh bày hoa trong phòng ngủ, nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài vào thời điểm phát tán nhiều phấn hoa.
  • Thực phẩm: Hạn chế những thức ăn dễ gây dị ứng đối với người bệnh.
  • Virus cúm: Nên chủng ngừa cúm cho bệnh nhân hen suyễn mỗi năm.

Dùng thuốc đúng đắn

  • Trị bệnh hen suyễn theo chỉ định của bác sỹ, dược sỹ. Bệnh nhân cần dùng thuốc đều đặn đúng liệu trình và kết hơp với chế độ ăn uống kiệng ky hợp lý
  • Khi điều tri hen suyễn bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý: nếu có những cơn khó thở vẫn phải dùng thuốc tây cắt cơn bình thường

Bài viết liên quan

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU THẦN KINH TOẠ

Th2

2024

29

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU THẦN KINH TOẠ

29/02/2024

ĐAU THẦN KINH TỌA KÉO DÀI SẼ RẤT NGUY HIỂM Các biến chứng đau thần kinh toạ có thể tiến triển rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều tổn thương có nguy cơ tồn tại vĩnh viễn, như teo cơ không phục hồi, gây cản trở rất lớn […]

Đọc thêm
Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

Th2

2024

17

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

17/02/2024

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt […]

Đọc thêm
Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

Th2

2024

01

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

01/02/2024

Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt lưng luôn bị cứng dễ bị thoái hóa sớm. Ngoài ra  chế […]

Đọc thêm
Cách xử lý khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau đầu

Th1

2024

27

Cách xử lý khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau đầu

27/01/2024

Với những trường hợp nhẹ Khi thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu chóng mặt ở mức độ nhẹ và chịu đựng được, người bệnh nên tăng cường thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể và thư giãn để cơn đau được giảm một cách tự nhiên nhất. Bạn cũng có thể kết hợp với […]

Đọc thêm