Bệnh Parkinson là một căn bệnh ngày càng phổ biến hơn ở thời kỳ hiện nay. Nhưng cũng nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật nên căn bệnh này cũng dễ dàng được chuẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson tốt hơn so với trước kia. Ở bài viết này dược sỹ Đại học Phạm Khánh huyền sẽ phân tích về căn bệnh Parkinson này.
Bệnh nguyên và bệnh cơ
Bệnh Parkinson thuộc phạm vi chứng “chiên” của y học cổ truyền. Nguyên nhân chủ yếu là do đàm nhiệt, khí huyết hư suy, can thận khuy tổn.
- Đàm nhiệt động phong: do ăn uổng không điều độ, ăn quá nhiều các thức ngọt béo, uống rượu nhiều; hoặc do lo nghi quá nhiều, lao lực quá sức gây thương tỳ. Tỳ hư không vận hóa được thuỷ thấp làm thủy thấp đình trệ lại, dần dần tích tụ thành đàm, đàm tích lại lâu ngày hóa nhiệt, đàm nhiệt uẩn kết lâu ngày hóa hỏa, đàm hỏa thiêu đốt can kinh mà sinh phong, làm cân mạch không được nuôi dưỡng gây chứng run, cứng đờ, ngại vận động, hay quên, bụng ngực tức đầy, khạc đờm vàng, rêu lưỡi vàng nhớt…
- Khí huyết hư suy: do cơ thể bị bệnh lâu ngày, hoặc do tuổi cao khí huyết hư suy. Khí hư không hành được huyết gây huyết ứ; huyết hư làm cho cân mạch không được nuôi dưỡng, hư phong động lên mà gây chứng run, cứng đờ, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tức ngực …
- Can thận âm hư: do tuổi cao thận tinh suy giảm khiến cho can huyết không được nuôi dưỡng; hoặc do cơ thể bị bệnh lâu ngày, âm dương, khí huyết đều hư tổn, tinh huyết hao, can thận hư suy, thận thuỷ cạn kiệt, cân mạch không được nuôi dưỡng làm nội phong động lên mà gây chứng run, cứng đờ, ù tai, hoa mắt chóng mặt, lưng gối mỏi, hay quên …
Phân thể lâm sàng và điều trị bệnh Parkinson
Chứng “chiên” thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do chính khí hư suy hoặc không đầy đủ; đàm trọc ngưng trở làm cho huyết không vận hành; trọc tà lưu lại trong cơ thể lâu ngày khó giải gây tức ngực, kinh mạch và các khiếu không thông. Nếu đã sẵn có bệnh khác trong cơ thể thì sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm và thời gian mắc bệnh kéo dài, khó có thể tự khỏi được. Các hội chứng thường gặp là đàm nhiệt động phong, khí huyết hư suy, can thận âm hư…
Biểu hiện chủ yếu trong chứng “chiên” là huyết ứ nên trong quá trình điều trị, ngoài việc dựa vào biện chứng luận trị ra, còn nên dùng thêm các thuốc hoạt huyết hóa ứ, kể cả ở thể nặng lẫn thể nhẹ, đồng thời sử dụng các phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền (châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh). Mục đích của các phương pháp điều trị không dùng thuốc y học cổ truyền là phát huy những động tác tự động có lợi cho người bệnh, đặc biệt là những động tác của ngón tay và bàn chân; làm giảm sự tiêu hao năng lượng cho các động tác, tăng tính an toàn và độc lập cho người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ có thể tự phục vụ mình trong các hoạt động hằng ngày.
=> Dữ vững nguyên tắc điều trị của đông y , công ty CP dược phẩm Hoa Việt và Công Ty Dược PKH đã nghiên cứu thành công sản phẩm KHANG NÃO CƠ PKH có tác dụng hỗ trợ điều trị tích cực cho người bệnh parkinson, giúp bệnh nhân có cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc
Mời các bạn tham khảo sản phẩm
Bài thuốc với cơ chế tác dụng của từng vị dược liệu như sau:
Thiên ma, câu đằng : Có tác dụng bình can tức phong, trấn tĩnh , giảm co giật. Đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa tế bào thần kinh, gián tiếp cung cấp dopamin cho cơ thể .
Sinh địa , thạch hộc : có tác dụng bổ âm , sinh tân, giúp bệnh nhân ăn uống dể tiêu, giải nhiệt cơ thể, hết táo bón
Ngưu tất , Đan sâm : có tác dụng hoạt huyết, lưu thông máu nuôi dưỡng não bộ.
Tang ký sinh , đỗ trọng, vừng đen: có tác dụng tư âm, bổ can thận , mạnh gân cốt giúp gân cơ dẻo dai , đi lại vững vàng hơn.
Bạch thược: có tác dụng nhu can dưỡng huyết, bổ huyết làm tăng chất lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể.
Mai khôi hoa : có tác dụng hành khí giải uất, giúp bệnh nhân luôn thấy thư thái tinh thần dễ chịu không bị uất kết trầm cảm.
Dạ giao đằng , phục thần : có tác dụng an thần , trấn kinh, giúp bệnh nhân có giấc ngủ ngon, không hoang tưởng hay mơ màng.
DSĐH : Phạm Thị Huyền
☎️ Hotline 1: 0961.984.966