CẨM NANG VỀ BỆNH SA TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

Nguyên nhân dẫn đến Sa trực tràng ở trẻ em( lòi trôn trê)

Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B: Những bệnh nhi sa trực tràng do nguyên nhân này, nếu được nuôi dưỡng tốt, bệnh có thể khỏi, không cần phải can thiệp phẫu thuật.

Thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ (Boulin).

Táo bón kinh niên: Những người bị táo bón, khi đại tiện phải rặn. Khi rặn áp lực ổ bụng tăng lên rất nhiều. Hơn 50% bệnh nhân sa trực tràng có chứng táo bón kinh niên (Malafosse).

Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, mỗi ngày phải đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều. Sa trực tràng có thể khởi phát sau đợt tiêu chảy hoặc lỵ.

Ngồi bô: Ở các nhà trẻ, các cháu trẻ ngồi bô hàng loạt, đại tiện không đúng lúc có nhu cầu, sa trực tràng dễ xuất hiện.

Cách phòng ngừa bệnh sa trực tràng

Tránh táo bón thời gian dài: Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung chất xơ, ăn ít đồ ăn nóng, dầu mỡ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống thường đủ để cải thiện sa niêm mạc trực tràng (sa một phần).

Chữa tiêu chảy kéo dài.

Không rặn nhiều trong suốt quá trình đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

Điều trị sa trực tràng an toàn nhất.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa nhằm mục đích làm cho đại tiện dễ dàng, không bị táo bón, khi đại tiện không phải rặn.

  • Trước hết là thực hiện chế độ ăn dễ tiêu. Nếu cần, dùng thuốc nhuận tràng. Gần đây có nhiều loại thuốc nhuận tràng có hiệu quả tốt như Forkax (Macrogol), bột lá muống trâu…
  • Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sa trực tràng có tiền sử viêm đại tràng. Trước khi phẫu thuật điều trị sa trực tràng, phải viêm đại tràng
  • Không quên điều trị bệnh lỵ amíp, một bệnh gặp rất nhiều ở các nước nhiệt đới.
  • Những năm gần đây nói nhiều tới hội chứng ruột kích thích. Nếu có, phải điều chỉnh tốt hội chứng này trước khi mổ.

Ấn đẩy khối sa lên

Trong hầu hết các trường hợp các khối trực tràng sa tụt ra dễ dàng và tự bệnh nhân ấn đẩy lên dễ dàng. Với các cháu bé, khi trực tràng bị sa ra ngoài, cha mẹ hoặc thầy thuốc phải trợ giúp bé.

Bệnh nhi nằm ngửa, mông kê cao và lòi ra khỏi mép bàn, hai chân dạng và được một người phụ nắm vào vùng khoeo giữ và dơ chân cao. Thầy thuốc đứng đối diện, tay mang găng được bôi trơn. Các ngón của bàn tay phải nắm gọn khối sa. Ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối trực tràng sa, từ từ nhẹ nhàng đẩy lên. Trong khi đẩy, người phụ từ từ hạ thấp dần chân xuống và khéo dần hai chân lại. Khi khối sa vừa đẩy hết lên thì cũng là lúc hai chân cháu bé duỗi thẳng và khép kín. Giữ chân ở tư thế ấy, trong một lúc. Dùng băng vải băng hai chân lại với nhau vì nếu cháu bé khóc thì khối sa dễ bị tụt ra trở lại.

Liên hệ DSĐH Phạm Khánh Huyền – 0961.639.283 để được giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn.