Cách phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
1. Đặc điểm của trĩ nội.
Trĩ nội là do các tĩnh mạch ở phía bên trên đường lược bị giãn ra quá mức, bề mặt trĩ là lớp niêm mạc ống hậu môn, không có thần kinh cảm giác, triệu chứng của trĩ nội thường là đi cầu ra máu, đau rát, sa búi trĩ, sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.
2. Diễn tiến và hình thái trĩ nội
– Trĩ nội do tĩnh mạch bị phình gập: Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc bị phình giãn tạo thành búi trĩ nằm ở phía trên đường lược, búi trĩ có biểu hiện mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.
– Trĩ nội do mạch máu bị phù: Trĩ có màu đỏ tươi, thường là mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.
– Trĩ nội do bị xơ hóa: Do trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị táo bón phân cọ sát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.
3. Trĩ nội được chia làm 4 giai đoạn
Trĩ độ 1: Các tĩnh mạch giãn nhẹ đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng, búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn rất khó nhận biết, biểu hiện chính là chảy máu khi đại tiện.
Độ 2: Các tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn tạo thành các búi to, nên búi trĩ sẽ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn mỗi khi gắng sức hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn sau đó co lại.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn khi đi đại tiện, hoặc khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều, ngồi lâu, búi trĩ không tự co vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ luôn luôn nằm bên ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay tác động cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
II. Trĩ ngoại
Trĩ ngoại là do đám rối của tĩnh mạch bị suy giãn và nó nằm phía dưới đường lược, ta có thể quan sát thấy bằng mắt thường, búi trĩ luôn nằm bên ngoài không thể đưa búi trĩ sa vào bên trong hậu môn, trĩ ngoại thường sẽ không có biểu hiện chảy máu.
1. Đặc điểm của trĩ ngoại
các tĩnh mạch phía dưới đường lược bị căng giãn quá mức, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác, rất dễ nhận biết có thể quan sát bằng mắt thường, trĩ ngoại thường không xuất hiện hiện tượng chảy máu hay đau rát chỉ khi búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc mạch mới có hiện tượng chảy máu.
2. Diễn tiến và hình thái của trĩ ngoại.
– Trĩ ngoại do thuyên tắc mạch máu: Là do tĩnh mạch trên bị tắc, vỡ gây nên hiện tượng chảy máu, làm cho mạch máu cứ đọng những cục máu đông, còn ở phía dưới da ngay mép hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ, nên bệnh nhân cảm thấy đau tức do thuyên tắc đặc biệt là lúc đi đại tiện.
– Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình: Là do dưới da tĩnh mạch trĩ bị gấp khúc, ở ngay phần rìa mép hậu môn hình thành những hình thù khác nhau như hình tròn, hay hình dài, hình bầu dục. Nếu xuất hiện phù thũng, tình trạng sẽ bị nặng hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.
– Trĩ ngoại do triệu chứng viêm: Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm nhiễm, sưng nề gây nên. Ở của hậu môn bị tỏn thương do vi khuẩn gây nên.
– Trĩ ngoại do tổ chức kết đế: Do rãnh nhăn ở phần mép cửa hậu môn bị phình to, các mô kết đế bị tăng sinh,.Ở vùng mép hậu môn có thể thấy những mảnh da thùa nằm ngay mép hậu môn.
III. Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp xuất hiện khi bệnh nhân bị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đặc điểm của trĩ hỗn hợp là chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng bị giãn gấp khúc, tạo ra một khối trĩ nằm ở trên đường lược và phía dưới vùng lược. Khối trĩ này nằm ở trên đường lược và dưới vùng lược, phát triển to dần lên và khớp với nhau, tạo thành các rãnh ở giữa các cơ, làm trên dưới liền thành một khối trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ, do đó, việc trang bị kiến thức về trĩ nội trĩ ngoại là cách để giúp bạn đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Liên hệ DSĐH Phạm Huyền – 0961.984.966 để được trả lời các thắc mắc của bạn.
Bài viết liên quan
29/02/2024
ĐAU THẦN KINH TỌA KÉO DÀI SẼ RẤT NGUY HIỂM Các biến chứng đau thần kinh toạ có thể tiến triển rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều tổn thương có nguy cơ tồn tại vĩnh viễn, như teo cơ không phục hồi, gây cản trở rất lớn […]
Đọc thêm 17/02/2024
Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt […]
Đọc thêm 01/02/2024
Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt lưng luôn bị cứng dễ bị thoái hóa sớm. Ngoài ra chế […]
Đọc thêm 27/01/2024
Với những trường hợp nhẹ Khi thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu chóng mặt ở mức độ nhẹ và chịu đựng được, người bệnh nên tăng cường thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể và thư giãn để cơn đau được giảm một cách tự nhiên nhất. Bạn cũng có thể kết hợp với […]
Đọc thêm