Bệnh viêm đại tràng và những điều cần biết

Viêm đại tràng mạn tính là chỉ một nhóm bệnh có tổn thương viêm mạn tính ở đại tràng do nhiều nguyên nhân gây nên, có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau.Nên hiểu đúng nghĩa là các bệnh viêm đại tràng mạn tính. Phần lớn các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tổn thương cấp tính, dễ tái phát, không nên cho nó là tổn thương mạn tính. Triệu chứng lâm sàng của viêm đại tràng mạn tính dễ nhầm với 9 bệnh đại tràng cơ năng (HCRKT) nhưng không có tổn thương thực thể.

Sinh lý đại tràng

– Vận động của đại tràng:

+ Co bóp đoạn: thường xảy ra chậm (khoảng 3 giây), co bóp không đều, từng đoạn, từng loạt không mang tính chất nhu động. Kiểu co bóp này nhằm giúp cho việc giữ phân lại lâu hơn để tiêu hóa tiếp tục và tái hấp thu nước.

+ Co bóp khối: là co bóp kiểu nhu động (peristaltisme) diễn ra trong khoảng 20 – 30 giây, xảy ra sau khi ăn 2 giờ), trước khi thức ăn tới manh tràng.

Cường độ các nhu động phụ thuộc vào loại thức ăn, số lượng calorie, các yếu tố thần kinh thể dịch, về đêm, nhu động của đại tràng gần như mất hoàn toàn và tái hoạt động vào lúc tỉnh dậy. Đại tràng phải nhu động yếu, chủ yếu vận động tĩnh; càng sang trái, càng xuống dưới nhu động càng tăng, càng mạnh hơn để tống phân xuống bóng trực tràng.

– Hấp thu:

+ Nước: nhận khoảng 1,5 lít dịch ở đại tràng và hấp thu 90% ở đại tràng phải, đại tràng ngang. Khả năng hấp thu tối đa có thể lên tới 5 lít/ngày.

+ Muối: muối mật đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu nước và điện giái, Natri: 50 – 200mEq/l, clo: 965mEq/l, kali: khoảng l0mEq/1.

– Bài tiết: bicacbonate 230mEq/l, kali 8 – 15mEq/l (khi nồng độ kali > 15mEq/l thì tái hấp thu, khi < 15mEq/l thì bài tiết).

– Tiêu hóa ở đại tràng: thức ăn chưa tiêu hóa hết xuống đại tràng sẽ được các vi khuẩn gây lên men và tiêu hóa tiếp. Có khoảng 30-40 loại vi khuẩn ở đại tràng. Quá trình lên men chưa diễn ra chủ yếu ở đại tràng phải để oxy hóa glucid. Quá trình lên men thối diễn ra chủ yếu ở đại tràng trái để oxy hóa protid. Quá trình lên men sẽ tạo ra các khí (nhiều nhất là NH3 khoảng 2 – 3mEq/100g phân, còn các khí của acid hữu cơ khoảng 15mEq/100g phân).

Thành phần bình thường của phân

+ Trọng lượng phân tươi: 132g/ngày.

+ Tỷ lệ nước bình thường chiếm 90%: nếu < 80% thì phân khô; từ 80 – 90% thì phân mềm và > 90% thì phân lỏng.

+ Natri: 50mEq/l.

+ Kali: 11 lmEq/1.

+ pH trung tính hoặc acid rất nhẹ.

Các triệu chứng chung của nhóm bệnh

Triệu chứng Lâm sàng

 Đau bụng: thường đau âm ỉ, đau quặn từng cơn, thậm chí đau dữ dội vùng hố chậu phải, hố chậu trái hoặc đau dọc khung đại tràng. Bệnh nhân thường đau nhiều về đêm.

Rối loạn tiêu hóa: hay có trướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, trung tiện nhiều. Phân thường lỏng, sống phân hoặc táo bón; kèm theo có nhầy đục, máu sẫm; có cảm giác mót rặn, đi ngoài không hết phân. Khi ăn thức ăn lạ, ăn mỡ, ăn chất tanh thì đau tăng lên và dễ đi lỏng.

Toàn thân: bệnh nhân thường mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay cáu gắt bất thường.

Khám bệnh: có thể gầy sút, thiếu máu hoặc phù, có thể có sốt hoặc không. Khám dọc khung đại tràng thấy đại tràng bị co thắt hoặc có trướng hơi, thừng sigma (+/-). Nên khám hậu môn, thăm trực tràng để tìm tổn thương như nứt kẽ hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại, u, polyp ở trực tràng.

Triệu chứng Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc đô máu lắng.

Thay đổi tùy nguyên nhân.

Xét nghiệm phân: soi tìm hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn, ký sinh trùng, albumin hòa tan trong phân.

Chụp X quang đại tràng thường phát hiện đại tràng tăng nhu động hoặc giảm nhu động, có thể có các ổ loét ở đại tràng, niêm mạc đại tràng ngấm thuốc kém hoặc có hình hai bờ (do viêm xuất tiết). Phát hiện u hoặc polyp ở đại trực tràng.

Soi trực tràng, đại tràng ống mềm và sinh thiết thấy nếp niêm mạc thô, kém sáng, nhạt màu, sung huyết, có trợt nông, có thể có chảy máu hoặc loét.

Giải phẫu bệnh lý thấy có xâm nhiễm các tế bào viêm mạn tính (lymphocyte, plasmocyte…).