Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một căn bệnh khá nguy hiểm với nhiều biến chứng phức tạp, căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn cũng như công việc, gia đình bạn. Ở bài viết này dược sỹ Khánh Huyền sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này
Dấu hiệu nhận biêt bệnh phổi tắc nghẽn( COPD)
Ở giai đoạn đầu của bệnh COPD, bệnh nhân có dấu hiệu ho và khạc đờm thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng hay mùa lạnh kéo dài nhiều năm. Bệnh nhân hay cho rằng đây là triệu chứng bình thường do hút thuốc lá , do viêm hô hấp thông thường và không đi khám.
Bệnh tiến triển dần dần, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở, thở hụt hơi khi gắng sức. Tình trạng khó thở thường xuất hiện khi bệnh nhân lao động nặng, khi leo cầu thang hay đi nhanh trên đường bằng. Khi này, bệnh nhân đi khám bác sĩ thì chức năng hô hấp đã bị suy giảm nhiều.
Tiếp theo, bệnh nhân có thể gặp các đợt cấp với tình trạng khó thở, ho nhiều, khạc đờm nhiều, đờm đục màu. Nếu không được kiểm soát đúng cách, tần suất đợt cấp sẽ ngày một nhiều hơn, kéo dài hơn. Về sau, bệnh nhân dần dần rơi vào suy kiệt: người gầy sút, sụt cân…và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động cá nhân như tắm, đi vệ sinh…thậm chí cả khi nghỉ ngơi.
Trung bình mỗi năm bệnh nhân COPD có từ 1-3 đợt cấp. Các yếu tố nguy cơ xuất hiện đợt cấp của bệnh gồm: tuổi cao, thời gian mắc bệnh lâu năm, thường xuyên ho và khạc đờm, nhiều lần phải nhập viện năm trước, điều trị nhiều kháng sinh.
Nguyên nhân yếu tố nguy cơ gay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD)
Theo các chuyên gia y tế thống kê, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây COPD là từ các yếu tố cơ địa bản thân người bệnh, cùng các yếu tố bên ngoài môi trường tác động.
Đối với đợt cấp tính COPD gồm 2 nguyên nhân phổ biến:
- Phổ biến nhất là do nhiễm trùng, trong đó do vi khuẩn gặp nhiều nhất (gặp từ 40-50%), nhiễm virus gặp khoảng 30% và vi khuẩn không điển hình gặp từ 5-10%.
- Nguyên nhân không nhiễm trùng có thể do suy tim nặng lên, loạn nhịp tim, tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi; điều trị oxy, dùng thuốc ngủ, an thần, lợi tiểu không đúng hoặc có các bệnh chuyển hóa phối hợp (đái tháo đường, gout mạn tính,…), dinh dưỡng kém…
Đối với COPD mạn tính
A.Yếu tố cơ địa:
- Yếu tố di truyền: Những người có kiểu hình đồng hợp tử allet Z trên gen alpha1-antritrypsin sẽ có nồng độ alpha1-antritrypsin trong máu giảm nhiều và dẫn dến nguy cơ phát triển bệnh COPD cao hơn người bình thường.
- Người mắc bệnh hen phế quản và tăng đáp ứng đường thở: Người mắc hen phế quản có nguy cơ mắc COPD gấp 12 lần so với người không mắc hen phế quản. Có khoảng 15% người có tăng đáp ứng đường thở phát triển thành COPD.
- Trẻ em sinh thiếu cân và nhiễm trùng hô hấp tái diễn cũng có thể phát triển thành COPD khi trưởng thành. Người mắc lao phổi cũng là yếu tố nguy cơ cho COPD.
B .Yếu tố môi trường:
Là yếu tố quan trọng nhất gây COPD, bao gồm:
- Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây COPD.
- Khói, bụi và hóa chất ở nơi làm việc ở nơi làm việc (hạt than, khói hàn, các bụi chất khoáng) có nguy cơ mắc COPD và tăng nguy cơ ở những người đồng thời có hút thuốc.
- Bụi ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà ở do dùng bếp than, bếp ga, đun củi.
- Những người trong chế độ ăn thiếu vi chất như vitamin A, C và E, Magie có thể mắc COP