Bệnh Parkinson có phải bệnh di truyền ? Là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân bị Parkinson và cũng là niềm lo lắng của người nhà của bệnh nhân bị Parkinson. Ở bài viết này Dược sỹ Đại học Phạm Khánh Huyền sẽ giải đáp câu hỏi của bạn một cách chi tiết cụ thể nhất : Bệnh Parkinson có phải căn bệnh di truyền không, tỉ lệ mắc bệnh của người nhà bệnh nhân Parkinson có cao hơn không. Bài viết này Dược sỹ Khánh Huyền sẽ trả lời tất cả
Giải thích về căn bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh thoái hóa thần kinh, gây rối loạn vận động. Bệnh xảy ra do sự thiếu hụt một chất dẫn truyền thần kinh, chất này chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác ở bên trong não, giúp cho não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của cơ trên cơ thể. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra chất này bị thoái hóa, tổn thương và chết dần, dẫn đến sự thiếu hụt chất dẫn truyền này, từ đó gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh như run chân tay, cứng cơ, chậm chạp, giảm khả năng giữ thăng bằng.
Bệnh Parkinson có liên quan tới sự thoái hóa tế bào não do lão hóa, chất độc hại, chính vì vậy bệnh thường gặp ở người thuộc độ tuổi từ 50 trở lên nhưng hiện căn bệnh này cũng đang trẻ hóa, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi mới 30- 40 tuổi. Theo ước tính có tới 10% người bệnh Parkinson khởi phát bệnh trước tuổi, với các trường hợp này thường là có yếu tố di truyền.
Bệnh Parkinson có di truyền không ?
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chứng minh rằng gen di truyền đóng vai trò chủ yếu trong một số thể bệnh Parkinson xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi. Trên thực tế, những người có người thân trực hệ bị bệnh Parkinson, gồm cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con, thì đối tượng này có nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp ba lần, bất kể độ tuổi. Và một nghiên cứu thấy rằng có hai người thân trực hệ bị bệnh Parkinson thì nguy cơ có thể tăng gấp 10 lần. Vì vậy, dù chưa hoàn toàn chắc chắn nhưng Parkinson có khả năng di truyền là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bạn. Do đó, bạn nên có biện pháp phòng ngừa bệnh sớm bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu chất chống oxy hóa, chống viêm để bảo vệ não bộ, bao gồm các thực phẩm như ớt, cà chua, cần tây, cải bó xôi, táo, chuối… Với điều kiện các thực phẩm sạch, không bị tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
Bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ não bộ khỏi quá trình stress oxy hóa, viêm, thoái hóa, lão hóa, từ đó phòng ngừa bệnh Parkinon phát triển như Thiên ma, Câu Đằng. Không chỉ vậy, 2 thảo dược này còn giúp gián tiếp làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh nội sinh, làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, từ đó giúp giảm run và cải thiện chức năng vận động cho những người đang bị bệnh Parkinson
Với bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến Bệnh Parkinson hãy liên hệ ngay với dược sỹ Đại học Phạm Huyền để được tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí dành cho bạn
DSĐH : Phạm Thị Huyền
☎️ Hotline 1: 0961.984.966
☎️ Hotline 2: 0972.207.231