banner2

Bệnh Hen Phế Quản – Hen Suyễn – COPD

Y học hiện đại chưa tìm ra phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn và dứt điểm bệnh hen suyễn, nhưng đông y lại là một thế mạnh giúp bạn thoát khỏi bệnh này, đây là một cơ hội chữa bệnh mà bạn không nên bỏ qua!Sau đây mời các bạn đọc kỹ bài viết của chuyên gia  về  phương pháp đặc trị căn bệnh này bằng đông y.

Hen suyễn( hen phế quản )  là sự tái đi tái lại của triệu chứng ho, khò khè, khó thở… Các triệu chứng này thường xảy ra vào chiều tối, đêm và sáng sớm. Người bệnh thường khởi phát cơn suyễn khi thời tiết thay đổi hoặc khi gắng sức, trẻ chơi giỡn, la hét…
Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau, đường thở sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho người bệnh có cơn ho, khò khè, khó thở.Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại chứng tỏ bệnh hen của bạn đang ở giai đoạn trầm trọng. Hen suyễn là bệnh mạn tính,  không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm mà là bệnh có tính chất gia đình, di truyền.

Đây là  một căn bệnh có tỷ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư. Có rất nhiều trường hợp tử vong rất đáng tiếc chỉ vì không cẩn thận và không có các thông tin phòng tránh biến chứng

Triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh  hen suyễn

Có thể liệt kê ra một số triệu chứng đặc trưng mà người bị hen suyễn hay gặp phải.

Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bỏi bác sĩ khi khám bệnh hay thậm chí chính bệnh nhân cũng có thể nhận ra. Khò khè nghe như tiếng mèo rên hoặc ngày xưa ông bà ta thường gọi là tiếng “cò cử”.

Ho: có thể kéo dài. và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn dễ được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

– Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.

– Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.

Chúng ta phải công nhận một điều rằng bệnh hen suyễn là một căn bệnh gây ra rất nhiều sự khó chịu đến cho bệnh nhân bị mắc bệnh. Gây ra những ảnh hưởng kể cả đến thể xác và tinh thần của bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân

Bệnh Hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ em làm thận suy giảm chức năng dẫn đến chiều cao của trẻ sẽ thấp bé hơn so với các bé cùng trang lứa. Theo Đông y, CAN CHỦ CÂN THẬN CHỦ CỐT TỦY, do đó khi thận bị ảnh hưởng làm cho trẻ phát triển chậm, xanh xao. Đó là chưa nói đến có thể trẻ sẽ bị cho uống kháng sinh, corticoid kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của bé.

Hen suyễn là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư. Có rất nhiều trường hợp tử vong rất đáng tiếc chỉ vì không cẩn thận và không có các thông tin phòng tránh biến chứng.

Bệnh hen suyễn còn làm cho trí tuệ của bé kém phát triển. Do khi bị hen suyễn, chức năng của phổi bị suy giảm và hoạt động kém hiệu quả, các đường dẫn khí huyết ảnh hưởng rất lớn, lượng máu đưa lên não cũng yếu hơn làm cho trẻ học hành dễ mất tập trung.

Bệnh Hen Suyễn (Hen phế quản) đối với người lớn

Hẳn người bị bệnh hen suyễn nào cũng biết rằng đôi khi ban ngày sức khỏe bình thường nhưng vào ban đêm cứ hễ đặt lưng xuống là đờm lại trào lên, nếu cứ nằm thì không thể nào thở được. Do đó bị mất ngủ triền miên dẫn đến suy nhược cơ thể là một trong những hậu quả của bệnh hen suyễn gây ra.

Bệnh hen suyễn cần điều trị ngay nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng

– Viêm phế quản: Một biến chứng thông thường nhất khi người bị hen suyễn tiếp xúc với những dị vật như lông động vật, bụi hay khói thuốc lâu ngày.

– Khí phế thũng: Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, ho, khạc đờm nhiều và môi tím tái.

– Tâm phế mãn tính: Bệnh nhân đau, tức vùng hạ sườn phải, khó thở và tím tái. Thời gian biến chứng thành bệnh này có thể kéo dài 5- 10 năm hoặc lâu hơn.

Xẹp Phổi

– Suy hô hấp: Một trong những biến chứng khá nguy hiểm của bệnh hen suyễn. Nó có thể gây tử vong và thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính hoặc cấp tính. Biến chứng này có thể gây ngừng thở và tim ngừng đập, phải hỗ trợ bằng máy oxi. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do bệnh nhân đã bị mắc bệnh hen suyễn nặng sẵn và bị kích thích bởi một tác động mạnh là lâu dài. Cũng có thể do bị kích thích tinh thần mà dẫn đến biến chứng này

– Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

– Xẹp phổi : Biến chứng rất dễ xảy ra ở trẻ em

– Tràn khí màng phổi: Biến chứng này cũng thường xảy ra ở người bị hen mãn tính. Do tác động của làm hoạt động quá sức hoặc ho dai, ho quá mạnh khiến thành phế nang bị bục làm tràn khí màng phổi.

Y học hiện đại ( Tây Y)  không trị được hen suyễn, đó là sự thật mà thế giới phải công nhận

Hiện nay y học thế giới đang dành sự quan tâm đặc biệt đến bệnh suyễn do mức độ phổ biến của nó. Suyễn được đánh giá là bệnh lí phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố di truyền, phát triển và môi trường.
Tổ chức y tế thế giới( WHO) đã chỉ rõ:” Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không hết hẳn được hen suyễn. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.
* Tây y ghi chú rất rõ rằng :Thuốc tiêm, uống, xịt cắt cơn và giãn phế quản thành phần chủ yếu là corti.coid, sabu.tamol nếu dùng dài ngày liều cao  gây viêm loét dạ dày – hành tá tràng, nặng có thể gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dầy; gây phù thũng, suy thận; gây suy gan, viêm gan, xơ gan, men, gây mục xương,  trẻ thì còi xương, chậm lớn, gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run chân tay, gây ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của khí phế quản và toàn cơ thể, làm suy giảm trầm trọng tính đàn hồi của khí quản – phế quản
Nguyên tắc trị bệnh theo quan điểm Đông y

Đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài. Nguyên tắc trị bệnh cơ bản của Đông y là: trị bệnh phải tìm đến  gốc bệnh, nguyên nhân sinh ra bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh lên, tăng sức đề kháng chống lại yếu tố gây bệnh đúng như các bậc thầy cao tay xưa nay có câu ” Chính khí mạnh thì tà khí phải lui”.

  • Trong Đông Y ngoài tác dụng làm giảm ho, khó thở, trừ đờm, Đông Y gọi là tả, Tây Y gọi là giảm triệu chứng thì còn chú trọng tới tác dụng Bổ, khôi phục chức năng của các tạng phủ liên quan làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng
  • Bên cạnh điều trị bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh, Đông y còn điều trị ho hen kết hợp với điều trị tổng thể để cân bằng khí hóa trong cơ thể dựa trên căn nguyên của bệnh ho hen, hướng vào phục hồi các tạng gây ra bệnh chính vì vậy mà bệnh sẽ nhẹ dần , thưa dần.
  • Theo Thuyết Âm Dương ngũ hành, Phế thuộc hành kim, Tỳ thuộc hành thổ. Thổ sinh Kim. Vì thế Phế hư thì phải bổ Tỳ, hay nói cách khác là Con hư phải bổ mẹ. Thêm nữa, Thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở Phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế mới thông.
  • Bị hen suyễn  là do tỳ, phế, thận hư nhược (tức bị suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp yếu tố  bất lợi của môi trường, như thay đổi thời tiết ,cơ thể nhiễm lạnh  khí đạo sẽ bị viêm, đờm sẽ sinh ra, khí nghịch lên  gây nên gây khó thở.

=>Như vậy, muốn hết hen phế quản phải phát tán phong hàn, giải cảm hàn , thông phế bình suyễn. Phải bổ tỳ, bổ thận, phục hồi các chức năng nội tạng nhờ đó mà sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virut , vi khuẩn tiêu viêm , khí phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ,hen không còn nữa.

 

Bài viết liên quan

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU THẦN KINH TOẠ

Th2

2024

29

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU THẦN KINH TOẠ

29/02/2024

ĐAU THẦN KINH TỌA KÉO DÀI SẼ RẤT NGUY HIỂM Các biến chứng đau thần kinh toạ có thể tiến triển rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều tổn thương có nguy cơ tồn tại vĩnh viễn, như teo cơ không phục hồi, gây cản trở rất lớn […]

Đọc thêm
Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

Th2

2024

17

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

17/02/2024

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt […]

Đọc thêm
Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

Th2

2024

01

Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng

01/02/2024

Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt lưng luôn bị cứng dễ bị thoái hóa sớm. Ngoài ra  chế […]

Đọc thêm
Cách xử lý khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau đầu

Th1

2024

27

Cách xử lý khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau đầu

27/01/2024

Với những trường hợp nhẹ Khi thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu chóng mặt ở mức độ nhẹ và chịu đựng được, người bệnh nên tăng cường thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể và thư giãn để cơn đau được giảm một cách tự nhiên nhất. Bạn cũng có thể kết hợp với […]

Đọc thêm