Sức khỏe là món quà quý giá nhất!
Món quà sức khỏe cho người cao tuổi
Chúng ta đừng dành quá nhiều thời gian, công sức để lo lắng tích cóp vật chất, vì cuối cùng, cả mớ hỗn độn vật chất đó cũng không bao giờ đổi được hạnh phúc, không bao giờ đổi được sức khoẻ! Vậy nên, hãy luôn biết cân bằng cuộc sống của mình, biết đâu là đích, đâu là phương tiện. Đừng lãng phí quá nhiều thời gian và sức khoẻ chỉ để “chuẩn bị sống”. Hãy luôn “sống”!
Trong bài giảng về tài chính của tiến sĩ Lê Thẩm Dương, có một cụm từ nghe rất lạ tai: “Chuẩn bị sống”.
“Chuẩn bị” có nghĩa là ta làm việc gì đó trước khi công việc chính diễn ra, và việc làm đó sẽ đưa công việc chính vào thế sẵn sàng!
Vậy chuẩn bị sống có nghĩa là gì? Có cần thiết phải chuẩn bị sống?
Có rất nhiều người cả đời chỉ lo tiết kiệm. Tiết kiệm để xây nhà, tiết kiệm để mua những đồ dùng tiện nghi sang trọng… với suy nghĩ rằng, mình sẽ hạnh phúc, sẽ được sống thoải mái khi có đủ những thứ đó. Và, vì những nhu cầu luôn luôn gia tăng cả về số lượng và chất lượng, nên người ta lúc nào cũng ở tư thế gồng mình lên để đuổi theo những cái đích luôn luôn thay đổi. Cho tới khi đã gần đất xa trời rồi mới nhận ra: Hoá ra cả đời này mình luôn trong trạng thái “chuẩn bị” chứ chưa bao giờ được “sống” cả.
Người ta lo xây những ngôi nhà thật lộng lẫy, đầy đủ tiện nghi mà không cần biết rằng, để đổi lấy nó là bao nhiêu tháng năm vất vả, bao nhiêu thời gian căng thẳng tính toán, rồi những lo toan nợ nần chất chồng… Vậy, ngôi nhà to lớn đó còn có ý nghĩa gì không? Chúng ta có hạnh phúc, bình an khi sống trong nó không?
Người ta lo cho cuộc sống của con cái, chuẩn bị mọi thứ để cho con sẵn nong sẵn né, mà không cần biết rằng, để đổi lấy nó thì cha mẹ phải làm việc cật lực, thậm chí chẳng còn thời gian dành cho con cái. Con cái bạn có cần điều đó không?
Không! Chúng cần cha mẹ ở bên, chúng cần trải nghiệm cùng cha mẹ ở mỗi phút giây hiện tại, chứ không phải những vật chất mau hư nát của tương lai.
Chúng ta đừng dành quá nhiều thời gian, công sức để kiếm tiền, để rồi cuối cùng lại dùng tiền để mua sức khoẻ!
Chúng ta đừng dành quá nhiều thời gian, công sức để lo lắng tích cóp vật chất, vì cuối cùng, cả mớ hỗn độn vật chất đó cũng không bao giờ đổi được hạnh phúc, không bao giờ đổi được sức khoẻ!
Vậy nên, hãy luôn biết cân bằng cuộc sống của mình, biết đâu là đích, đâu là phương tiện. Đừng lãng phí quá nhiều thời gian và sức khoẻ
Vua Hán Vũ Đế
Theo Y Học Cổ Truyền, trong cơ thể chúng ta, tạng thận có chức năng sinh lý hết sức quan trọng. Thận tàng tinh, chủ về sinh dục, phát dục, chủ về cốt tủy… Nghĩa là cơ thể con người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, hoạt động tình dục để duy trì nòi giống, sống lâu hay mau cơ thể khỏe mạnh hay bị bệnh tật đều do tạng thận chi phối.
Đối với cuộc đời của từng con người, do lao động nặng nhọc, do hoạt động tình dục không tiết chế ở nam giới, do kinh nguyệt, thai, sản ở nữ giới, nên phần tinh, huyết bị hao tán quá mức. Hậu quả là phần âm, huyết bị giảm sút làm cho âm dương bị thiên lệch mà sinh ra bệnh tật, tuổi thọ bị giảm sút.
Các bậc danh y xưa đều khẳng định muốn không bị bệnh tật, muốn kéo dài tuổi thọ thì cần phải thường xuyên bổ phần âm. Mà bổ phần âm chính là bổ dưỡng cho thận âm, bởi vì thận âm đại diện cho phần âm trong cơ thể.
Cũng theo lý luận Y Học Cổ Truyền, vì lục phủ, ngũ tạng của con người có quan hệ mật thiết với nhau, nên để bổ thận âm, ngoài việc sử dụng các vị thuốc tác dụng trực tiếp vào tạng thận, còn phải tác động vào các tạng phủ khác nữa. Cụ thể là để bổ thận âm, thì cũng phải bổ phế âm (vì theo quy luật ngũ hành: phế kim sinh thận thủy), phải kiện tỳ (vì tỳ vị có chức năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn, uống thành tinh, huyết để nuôi dưỡng cơ thể và tàng trữ về thận), phải thanh hỏa ở tạng tâm, tạng can (vì hỏa ở hai tạng này nếu mạnh quá sẽ thiêu đốt phần âm, làm cho âm, huyết càng giảm sút thêm), phải trừ nhiệt ở hạ tiêu vì nhiệt tích ở đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận thủy.
Bài viết liên quan
29/02/2024
ĐAU THẦN KINH TỌA KÉO DÀI SẼ RẤT NGUY HIỂM Các biến chứng đau thần kinh toạ có thể tiến triển rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều tổn thương có nguy cơ tồn tại vĩnh viễn, như teo cơ không phục hồi, gây cản trở rất lớn […]
Đọc thêm 17/02/2024
Nguyên nhân gây đau vai gáy, đâu đầu của dân văn phòng Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt […]
Đọc thêm 01/02/2024
Những người làm văn phòng thường trong phòng kín, ít đi ra ngoài nên không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời , vitamin D. Mặt khác, tư thê làm việc ít thay đổi, các khớp cổ, vai, hay cột sống thắt lưng luôn bị cứng dễ bị thoái hóa sớm. Ngoài ra chế […]
Đọc thêm 27/01/2024
Với những trường hợp nhẹ Khi thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu chóng mặt ở mức độ nhẹ và chịu đựng được, người bệnh nên tăng cường thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể và thư giãn để cơn đau được giảm một cách tự nhiên nhất. Bạn cũng có thể kết hợp với […]
Đọc thêm